Học lái xe ô tô ngoài giờ hành chính được không

Nhu cầu học lái xe ngày càng cao và việc lựa chọn thời gian học thích hợp dành cho dân công sở, người làm việc trong giờ hành chính như thế nào, chương trình học ra sao!

Tư vấn bởi: Trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 Thành Công TPHCM

Học lái xe ô tô ngoài giờ hành chính được không?

Theo Khoản 7 Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì cơ sở đào tạo lái xe có nhiệm vụ, quyền hạn:

Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.

Theo đó, trung tâm dạy lái xe có thể dạy học ngoài vào ngày chủ nhật, ngoài giờ hành chính khi bạn có nhu cầu. Bạn hãy liên hệ lại với trung tâm dạy lái xe bạn đã đăng ký để được sắp xếp, tổ chức dạy học.

Cơ sở dạy lái xe ô tô, một buổi học lý thuyết tại Trung tâm dạy lái xe ô tô TPHCM

Lợi ích khi đăng ký học lái xe ngoài giờ

  • Tự mình thuê xe để học và lựa chọn giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm để dạy, điều này giúp bạn chủ động hơn và có được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình học.
  • Phù hợp với mọi học viên đặc biệt là những người bận rộn, công viên chức nhà nước hay nhân viên phòng, doanh nhân hay là những người nội trợ bận rộn với công việc.
  • Thời gian học thực hành nhiều hơn, thêm vào đó học theo chế độ 1 thầy 1 trò giúp bạn nắm được chắc chắn những kỹ năng lái xe mà thầy hướng dẫn
  • Mức học phí không quá cao so với hình thức học bằng lái thông thường, do đó ai cũng có thể đăng ký tham gia học.

Chương trình học lái xe ô tô ngoài giờ

Tùy theo kỹ năng lái xe hiện tại, học viên sẽ được bắt đầu với chương trình học phù hợp: 

  • Hướng dẫn học viên kỹ thuật lái xe cơ bản, điều khiển các thiết bị trên xe
  • Hướng dẫn cách đánh lái, rẽ đường, quay đầu
  • Hướng dẫn học viên trực tiếp lái xe ngoài đường phố, cách xử lý tay lái trong từng trường hợp cụ thể:
    • Giữ khoảng cách an toàn với xe cộ lưu thông, chướng ngại vật trên đường
    • Giữ khoảng cách an toàn với người đi đường
    • Cách kiểm soát tay lái, tốc độ khi đi trên đường phố đông người
    • Cách kiểm soát tay lái, tốc độ trong đường hẹp, cua quẹo
    • Khi ra vào bùng binh, lên dốc, đổ dốc cầu, quay đầu xe an toàn
    • Khi vào và ra khỏi bãi đậu xe, đi xe trong trời mưa, đi xe ban đêm
    • Kinh nghiệm cho một chuyến đi xa, đi trên đường cao tốc
    • Kinh nghiệm đi trên đường quanh co, đèo, dốc
Sân tập lái xe ô tô hạng B1, B2 tại một Trung tâm dạy lái xe ô tô của TPHCM

Cơ sở đào tạo lái xe có bắt buộc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính không?

  • Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
  • Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
  • Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
  • Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
  • Tổ chức đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
  • Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
  • Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) và bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”.
  • Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
  • Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.”
  • Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
  • Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
  • Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe theo chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Báo cáo đăng ký sát hạch

a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.

  • Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.

Như vậy, việc tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính là việc không bắt buộc, cơ sở đào tạo được phép lựa chọn có tổ chức hay không. Do đó, nếu cơ sở đào tạo xét thấy không đủ điều kiện để tổ chức đào tạo và không đáp ứng yêu cầu của bạn thì vẫn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ: HỌC THI BẰNG LÁI XE

Check Also

Thi bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần?

Thi bằng lái xe B2 sẽ phải trải qua 3 phần thi bao gồm: Lý thuyết, thực hành trên sa hình và thi lái xe đường trường.

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)