Làm sao vượt qua nỗi sợ khi học lái xe?

Khắc phục nỗi sợ khi học lái xe như thế nào? Làm thế nào để tài xế mới vượt qua nỗi sợ lái xe, tự tin cầm lái? Những lưu ý giúp lái xe an toàn

Câu hỏi từ trang: Top 100 trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 tại Quận 7, TPHCM

Xoá bỏ những nỗi sợ vô hình khi học lái xe ô tô bằng cách nào?

Bạn có thể tham khảo qua một số lời khuyên sau đây để tự tin hơn trong việc học thi lấy bằng lái xe ô tô:

  • Nếu bạn cảm thấy sợ khi lái xe trên những con đường đông đúc, đừng trốn tránh, hãy tập quen với con đường đó bằng cách tập lái xe tại các khu vực đó vào những thời điểm mà bạn cảm thấy an toàn như khi đường vắng người.
  • Tìm hiểu nỗi sợ hãi việc học lái xe xuất phát từ đâu để có thể tìm cách giải toả tâm lý khắc phục được nỗi sợ vô hình của bản thân.
  • Đừng né tránh nỗi sợ. Đối mặt với nó và chinh phục nỗi sợ hãi, từ từ từng chút một.
  • Hãy học những lời khuyên từ những lái xe chuyên nghiệp để có những kinh nghiệm lái xe hữu ích trong việc học lái ô tô
  • Luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, sức khoẻ đầy đủ để tránh gây ra các phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc ảnh hưởng đến tinh thần.
  • Đừng quá căng thẳng khi tập lái xe. Nếu tinh thần không thoải mái, hãy tạm nghỉ để giải toả áp lực tâm lý.
  • Đừng ăn đồ ăn vặt có đường và các thứ có chất caffeine trước khi lái xe. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp giữ cho cảm xúc của bạn trong tầm kiểm soát.
  • Hãy trải lòng với bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình. Họ chính là những người luôn hỗ trợ và khuyến khích bạn chinh phục những nỗi sợ hãi vô hình của mình.
Làm sao vượt qua nỗi sợ khi học lái xe?

Làm thế nào để tài xế mới vượt qua nỗi sợ lái xe, tự tin cầm lái?

Sau đây là những gợi ý giúp các tài xế mới tự tin hơn khi cầm lái:

  • Bắt đầu bằng việc dọn dẹp lại chiếc xe: Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi không có quá nhiều thứ “gây khó chịu” xung quanh mình trên xe. Khoang nội thất xe được dọn dẹp thường xuyên sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái, tập trung hơn khi cầm lái.
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng khi bắt đầu lái xe: Đừng để mọi thứ quá sát giờ mới bắt đầu chuẩn bị. Lái xe cũng vậy, hãy luôn dự trù một khoảng thời gian cho những sự cố bất ngờ có thể gặp phải trên đường, hay vào giờ cao điểm. Điều này sẽ giúp tài xế mới không bị căng thẳng vì lo sợ việc bị trễ giờ, lái nhanh không làm chủ tốc độ.
  • Luôn tạo ra không gian thư giãn trên xe: Một mùi hương thoang thoảng trong khoang xe cũng dễ khiến cho con người có một sự thư thái, bình tĩnh. Những mùi sau đây sẽ giúp giải tỏa tâm trí khi bị căng thẳng: hương chanh giúp tập trung và thư giãn; hương hoa oải hương giúp kiểm soát căng thẳng; hương hoa nhài làm dịu thần kinh và tăng sự tự tin; hương quế giúp giảm mệt mỏi và tăng sự tập trung.
  • Giảm nhẹ chân ga: Thói quen đạp mạnh chân ga để tăng tốc nhanh sẽ khiến chiếc xe của bạn càng tốn nhiều nhiên liệu hơn, trung bình khoảng từ 20 – 30%. Luôn điều chỉnh chân ga phù hợp giúp bạn không chỉ tiết kiệm nhiên liệu, mà còn cảm thấy thư giãn hơn khi cầm lái, cũng như dễ dàng tập trung để ý và xử lý các tình huống bất ngờ trên đường.
  • Hãy chuyển nhạc khi bị căng thẳng: Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy chuyển sang loại nhạc nhẹ nhàng và thư giãn hơn. Các nghiên cứu cho thấy việc chủ động chuyển sang nghe các giai điệu nhẹ nhàng sẽ giúp xoa dịu tinh thần hiệu quả hơn so với việc bạn để cơ thể tự thích ứng với nhạc sôi động.
  • Hít thở sâu và thư giãn: Các bài tập thở có thể giúp bạn tăng khả năng tập trung và cảm thấy dễ chịu hơn. Một hơi thở sâu tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể hấp thụ đầy đủ khí oxy, điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp. Một bài tập hữu ích có thể áp dụng ngay tại chỗ là kỹ thuật thở một – một, nghĩa là hít vào, thở ra với cùng một nhịp và cường độ.
  • Đừng để những tài xế khác làm ảnh hưởng tới tâm lý của bạn: Hãy luôn tuân thủ tốc độ giới hạn hoặc duy trì tốc độ ổn định cho dù bạn có thể gặp những tài xế luôn sẵn sàng cắt ngang để chen vào khoảng trống phía trước hoặc bám sát phía sau, nháy đèn liên tục buộc bạn phải nhường đường. Đừng để ý đến họ, hãy tập trung vào tay lái của mình.

7 mẹo giúp người học lái xe ô tô tự tin lái xe an toàn

  • Nắm rõ các tính năng an toàn: Trước khi thực sự cầm lái, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ kiến thức cơ bản về cách xử lý tình huống bất ngờ. Ví dụ như bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của tất cả người ngồi trên xe…
  • Tập trung cao độ khi cầm lái: Tất cả những yếu tố làm bạn dời mắt dù chỉ vài giây cũng có thể gây tai nạn. Vì thế, hãy tập trung cao độ khi ngồi sau vô lăng để tránh những tai nạn đáng tiếc. Không nên sử dụng điện thoại để xem phim hoặc nhắn tin khi cầm lái, thậm chí kể cả lúc dừng đèn đỏ bởi hành động này sẽ khiến bạn phân tâm.
  • Luôn mang đầy đủ giấy tờ: Hãy nhớ luôn mang đầy đủ giấy tờ xe, cơ bản nhất là bằng lái, đăng ký xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc.
  • Thắt dây an toàn: Ngay khi ngồi lên xe, thắt dây an toàn là điều đầu tiên mà tài xế nên làm. Dây an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ gây thương tích và nguy cơ chấn thương từ mức trung bình đến nghiêm trọng.
  • Luôn duy trì tốc độ cho phép: Nên duy trì tốc độ ổn định hoặc giảm tốc độ để làm chủ tay lái để giữ an toàn khi di chuyển trên các địa hình trơn trượt, đường hẹp, leo dốc, cua gấp hoặc nhiều gió. Việc này cũng giảm thiểu việc bị xử phạt do các lỗi vi phạm về tốc độ khi di chuyển trên đường quốc lộ.
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn: Khi di chuyển trên các địa hình khác nhau, khoảng cách giữa các xe cần được duy trì ở mức độ phù hợp tránh tình trạng không có đủ không gian và thời gian xử lý khiến xảy ra va chạm khi các xe đổi làn hoặc vượt lên phía trước. Đặc biệt trên cung đường cao tốc, không nên đi sát phía sau hay vượt lên trước tạt đầu những xe tải lớn, xe container.
  • Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm: Nên di chuyển với tốc độ chậm để tránh những tình huống bất ngờ trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại và giữ sạch kính chắn gió phía trước để đảm bảo tầm nhìn. Cố gắng hạn chế thời gian phải lái xe vào ban đêm.

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ: HỌC THI BẰNG LÁI XE

Check Also

Thi bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần?

Thi bằng lái xe B2 sẽ phải trải qua 3 phần thi bao gồm: Lý thuyết, thực hành trên sa hình và thi lái xe đường trường.

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)