Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe ô tô B1, B2?

Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe ô tô không? Thủ tục cấp giấy phép lái xe ô tô cho người khuyết tật như thế nào? Quy định về học lại xe cho người khuyết tật? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết ngay dưới đây.

Câu hỏi từ trang: Top 100 trung tâm dạy lái xe B1, B2 tại Tây Ninh

Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe ô tô không?

Khoản 2, Khoản 3, Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;

b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Như vậy, theo quy định trên, người khuyết tật có thể học và thi sát hạch bằng lái xe B1 số tự động. Việc đào tạo và cấp giấy phép lái xe với người khuyết tật tùy vào trường hợp, mức độ khuyết tật, loại xe điều khiển.

Người khuyết tật muốn được học và thi phải có giấy khám sức khỏe của các cơ sở đủ điều kiện cấp, loại xe học và thi cũng là loại xe chuyên dụng cho người khuyết tật được cơ quan đăng kiểm cấp giấy đăng kiểm.

Cụt chân trái có được học bằng lái ô tô hạng B1 không?

Căn cứ Mục VII Phụ lục số 01 – Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT) quy định về các tình trạng bệnh, tật không đủ điều kiện để lái xe hạng B1: “….Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);…”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người khuyết tật bị cụt chân trái nhưng tay và chân còn lại vẫn bình thường thì người khuyết tật vẫn đủ điều kiện để đăng ký học thi sát hạch lái xe hạng B1.

Quy định về học lái xe cho người khuyết tật?

Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định 02 hạng giấy phép lái xe cấp cho người khuyết tật, cụ thể:

  • Hạng A1: cấp cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
  • Hạng B1 số tự động: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ô tô dùng cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe, thể trạng của người khuyết tật, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây theo Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:

  • Mắc chứng bệnh rối loạn tâm thần cấp, hoặc đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng thời gian khỏi chưa đủ 06 tháng.
  • Người rối loạn tâm thần mãn tính, không thể điều khiển được hành vi của mình.
  • Người động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần đây nhất (kể cả đang dùng hoặc không dùng thuốc điều trị).
  • Các chi bị liệt vận động (từ hai chi trở lên).
  • Mắc các hội chứng ngoại tháp.
  • Thường chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.
  • Có triệu chứng rối loạn cảm giác sâu.
  • Thị lực nhìn xa hai mắt nhỏ hơn 5/10 (kể cả khi điều chỉnh bằng kính).
  • Nếu người đăng ký còn một mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả khi điều chỉnh bằng kính).
  • Bị chứng bệnh rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản nhất là đỏ, vàng, xanh lá cây.
  • Song thị kể cả khi điều chỉnh bằng kính.
  • Mắc suy tim độ III trở lên.
  • Bị cụt hoặc mất chức năng của 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân trở lên và chân hoặc tay còn lại không được toàn vẹn (do bị cụt hoặc giảm chức năng).
  • Có sử dụng các chất kích thích, ma túy.
  • Sử dụng các chất có nồng độ cồn vượt quá quy định.

Thủ tục cấp giấy phép lái xe ô tô cho người khuyết tật như thế nào?

Người khuyết tật học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu quy định).
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định và còn thời hạn trong 06 tháng.

Sau khi tham gia khoá học đào tạo lái xe ô tô hạng B1 đáp ứng đủ số giờ học, thời gian học theo quy định, người khuyết tật sẽ thi sát hạch cấp bằng lái ô tô B1 số tự động với bài thi lý thuyết và bài thi thực hành. Để được cấp bằng B1, người khuyết tật phải đạt đủ số điểm theo quy định của cả 02 phần thi sát hạch lý thuyết và thực hành.

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ: HỌC THI BẰNG LÁI XE

Check Also

Thi bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần?

Thi bằng lái xe B2 sẽ phải trải qua 3 phần thi bao gồm: Lý thuyết, thực hành trên sa hình và thi lái xe đường trường.

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)