Lái xe trời tối cần khá nhiều kỹ năng khác với ban ngày, vì sao khi thi chỉ sát hạch vào ban ngày mà không có phần sát hạch trời tối? Thắc mắc này đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ từ những cư dân mạng, có sự đồng tình nhưng cũng có những ý kiến trái chiều.
Câu hỏi từ trang: Top 100 trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 tại Quận 7, TPHCM
Vì sao thi bằng lái xe không có phần sát hạch trời tối?
Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ các cơ quan chức năng cho câu hỏi “Vì sao thi bằng lái xe không có phần sát hạch trời tối?” Bạn có thể tham khảo qua một số ý kiến sau đây từ cộng đồng mạng về vấn đề này để tìm hiểu cũng như có được câu trả lời hợp lý của riêng mình nhé.
Ý kiến từ cộng đồng mạng:
Ý kiến của Ha Nguyen:
“Ai sẽ làm buổi tối để quản lý, giám sát, đánh giá người thi? Làm tối phát sinh nhiều chi phí hơn theo luật lao động nên sẽ gây lãng phí và tốn phí hơn cho dân. Với số lượng người thi như hiện tại thì làm tối sẽ gây khó chịu hơn cho người thi vì chờ đợi buổi tối.
Việc lái xe vào ban đêm và ban ngày ko khác nhau về các kỹ năng lái xe cơ bản, có chăng chỉ khác về tầm quan sát, còn lại là ý thức lái xe. Nếu vô ý thức thì lái xe ngày hay đêm thì đều gây nguy hiểm cho mình và người khác.
Một số hành vi sai trai của người điều khiển phương tiện đã có hướng dẫn và quy định chế tài trong luật, thông tư hướng dẫn và đều bắt buộc học trong nội dung kiểm tra đánh giá kiến thức rồi nên nếu làm sai thì bị xử phạt, ko thể tạo thêm gánh nặng cho nhiều công dân tuân thủ luật khác.”
Ý kiến của Romeoga:
“Ý kiến này rất thiết thực, buổi tối có nhiều tính huống nguy hiểm hơn, vì nhìn không rõ như ban ngày nên việc kiểm soát tốc độ rất quan trọng. Và nhất là kỹ năng sử dụng đèn pha, đi trời tối mà gặp mấy ông chuyên bật pha khoe đèn ức chế không chịu được, mình nháy đèn họ cũng không thèm tắt. Nếu gặp những xe có đèn pha led thì coi như mù hẳn luôn.”
NgoHongHoaiNam nêu quan điểm:
“Sao không đề xuất thêm thi sát hạch vào lúc trời mưa, thi sát hạch vào lúc trời mưa + tối, thi sát hạch trên đường xấu, đường đất cát,…???”
Ý kiến của yenhb7972:
“Hay đề xuất thêm một giấy phép nữa nhỉ? Ông nào có bằng lái xe trời tối thì đương nhiên được lái trời sáng. Như kiểu B2 và B1 vậy?”
Ý kiến của Nguyễn Hữu Tuấn:
“Thứ nhất để tránh nguy hiểm cho người sát hạch. Thứ 2, người chấm thi thực hành không làm việc buổi tối vì đó là ngoài giờ hành chính.”
Ý kiến của Đầm Già Xì:
“Nó ko mang lại ý nghĩa gì cả vì cơ bản có đường thì phải có đèn đường chiếu sáng, mà đã sáng thì phải thấy đường. Trên lý thuyết đã dạy khi nào trời tối thì phải làm gì, khi gặp xe đi ngược chiều bị chói đèn thì phải nhìn như thế nào, còn việc bạn ko thấy đường thì do thị lực bạn có vấn đề. Và khi thi bằng lái đủ sức khỏe mới cho đăng ký dự thi.”
Ý kiến của thao01716:
“Trời tối hay sáng thì cũng vậy thôi, ăn thua là ở kỹ năng và ý thức lái xe. Bây giờ tai nạn giao thông toàn là xảy ra ban ngày, phóng nhanh vượt ẩu, đủ các kiểu. Trời tối có khi người ta lại càng ý thức hơn nữa chứ.”
Những trường hợp nào không được thi bằng lái xe ô tô?
Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, sau đây là các trường hợp không đủ điều kiện để học thi bằng lái xe B1, B2:
TRƯỜNG HỢP | YÊU CẦU |
Chưa đủ tuổi quy định | – Tính đến thời điểm dự thi sát hạch, người thi bằng lái xe ô ô phải đủ 18 tuổi trở lên. |
Các trường hợp bị vấn đề về mắt |
– Mắt không bị cận thị, viễn thị vượt quá 7 độ – Mắt không đeo kính loạn thị quá 4 độ – Thị trường bị thu hẹp không quá 20 độ – Các cân chuyển vận mắt không bị tê liệt hoặc khôngcó tật hạn chế sự vận chuyển nhãn cầu – Mắt không bị quáng gà hoặc bị loạn sắc – Không có các bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đang tiến triển – Không bị tật song thị – Không bị các bệnh chói sáng – Không bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây – Không bị bán manh, ám điểm góc |
Mắc các bệnh về tai |
– Nói thường nghe rõ ở khoảng cách 5 thước – Nói thầm nghe rõ ở khoảng cách 0 – 1.5 thước – Phải phân biệt được các phương hướng từ các âm thanh đưa đến |
Các bệnh về tay |
– Bàn tay phải bắt buộc phải có đủ 4 ngón; bàn tay trái phải có 3 ngón; – Tuy nhiên, cả 2 bàn tay đều phải có đủ 2 ngón cái. |
Các khiếm khuyết ở chân |
– Phải có đầy đủ 2 chân, các chức năng vận động của hai chân đều phải hoạt động bình thường. – Đối với các trường hợp bị tai nạn giao thông và khuyết tật hoặc buộc phải làm chân giả, phải được bác sĩ kiểm tra và đảm bảo chân giả gắn với nạn nhân hoạt động đáp ứng được các chức năng cơ bản của chân nguyên thủy. |
Có tiền sử về các bệnh tim mạch |
– Không có tiền sử các bệnh về tim mạch như: thiểu năng van tim, hở van tim ở cấp độ nặng… – Không có bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu 100 mmHg. – Không bị HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu. – Không bị các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định. – Không bị ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown. – Không bị các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô. – Không bị cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành. – Không ghép tim. – Không phải bệnh nhận sau can thiệp tái thông mạch vành. – Không bị suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA). |
Các vấn đề về thể lực |
– Chiều cao từ 1m5 trở lên – Cân nặng từ 46 kg trở lên – Vòng ngực từ 80 cm trở lên |
Các vấn đề về tâm thần |
– Không bị rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng. – Không bị rối loạn tâm thần mãn tính. |
Các vấn đề về thần kinh |
– Không bị động kinh. – Không bị liệt vận động một chi trở lên. – Không bị hội chứng ngoại tháp – Không bị rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu. – Không bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý. |
Vấn đề về hô hấp |
– Không bị các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC). – Không bị hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát. – Không bị lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm. |
Vấn đề về nội tiết | – Không bị đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 01 tháng. |
Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma tuý, chất kích thích |
– Không sử dụng các chất ma túy. – Không sử dụng các chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định. – Không sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh. – Không lạm dụng các chất kích thần (dạng Amphetamine, Cocaine), chất gây ảo giác. |
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ: HỌC THI BẰNG LÁI XE
- 59 tuổi, 67 tuổi có được thi bằng lái xe ô tô không? Giới hạn độ tuổi thi bằng lái xe
- Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?
- Bằng lái xe B2 có thời hạn bao lâu?
- Bao nhiêu tuổi mới được thi bằng lái xe B2?
- Bị cận có được thi bằng lái xe B2? Cận bao nhiêu độ không được thi bằng lái B2?
- Bị say xe có thể học lái xe ô tô được không?
- Các lỗi trừ điểm thi lái xe B2 thường gặp là gì?
- Cần chuẩn bị tâm lý gì khi thi bằng lái xe B2?
- Cấu trúc đề thi lái xe B2 bao gồm những gì?
- Có giới hạn tuổi cấp bằng lái ôtô?
- Có giới hạn chiều cao, cân nặng thi bằng lái xe hơi?
- Có nên thi bằng lái khi chưa có ô tô?
- Đã chạy xe rành, học thi bằng lái ô tô chỉ học lý thuyết có được không? Học phí bao nhiêu?
- Đăng ký học bằng lái xe B1 online có đáng tin cậy không?
- Học lái xe ô tô ngoài giờ hành chính được không
- Học lái xe ô tô trong bao lâu? Khi nào có thể đăng ký thi bằng lái ô tô?
- Không biết chữ, thi lấy giấy phép lái xe thế nào?
- Làm sao vượt qua nỗi sợ khi học lái xe?
- Lần đầu học lái có nên chọn bằng C?
- Nên học bằng lái B2 hay C?
- Nên học bằng lái xe B1 hay B2?
- Nên học bằng lái xe số tự động hay học bằng lái xe số sàn?
- Nên học lái xe ở trung tâm nào?
- Người đã có bằng lái xe có thể tiếp tục thi nữa được không
- Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe ô tô B1, B2?
- Phụ nữ nên học lái xe B1 hay B2?
- Quy trình thi bằng lái xe B2
- Thi bằng lái xe B1 bao nhiêu câu là đậu?
- Thi bằng lái xe B1 khác B2 như thế nào?
- Thi bằng lái xe B2 có khó không?
- Thi lý thuyết bằng lái xe B2 bao nhiêu câu?
- Thi thực hành lái xe B2 bao nhiêu điểm đỗ?
- Thi thực hành lái xe B2 bao nhiêu phút?
- Thời gian học thực hành lái xe B2 là bao lâu?
- Có giới hạn số lần thi bằng lái ô tô? Thi trượt bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần?
- Thi cấp bằng lái – tốc độ tối đa là bao nhiêu?
- Vì sao thi bằng lái xe không có phần sát hạch trời tối?
- Thi bằng lái xe B2 được thi lại mấy lần?
- Thi bằng lái xe ô tô bị trượt thực hành, lý thuyết thì có được thi lại không?
- Cách tính điểm thi sát hạch lái xe B2?