Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe được không?

Nếu trong quá trình tham gia giao thông, người tham gia vô tình làm mất hồ sơ gốc hoặc mất hồ sơ gốc và giấy phép lái xe thì có làm lại được không, thủ tục đổi giấy phép lái xe (GPLX) khi mất hồ sơ gốc như thế nào?

Tư vấn bởi: Trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 Hoàng Gia TPHCM

Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe được không?

Căn cứ quy định tại Thông tư 38/2019 (sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 12/2017) quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) đường bộ thì trường hợp người lái xe có nhu cầu xin cấp đổi GPLX do cũ, mờ nhưng không có hồ sơ gốc sẽ đổi được.

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX mô tô hai bánh nhưng còn GPLX thì được tái lập hồ sơ, cấp lại bằng lái; trường hợp mất cả GPLX thì bạn phải thi lại lý thuyết và thực hành.

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ô tô, nếu GPLX còn hạn sử dụng và có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý thì được lập lại hồ sơ GPLX. Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì phải thi lại lý thuyết và thực hành để được lập lại hồ sơ và cấp GPLX mới.

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ôtô, GPLX hết hạn sử dụng và bị mất, nếu cơ quan quản lý GPLX không phát hiện GPLX đó bị cơ quan chức năng thu giữ, thì sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo qui định sẽ được dự thi lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.

Còn trường hợp mất cả hồ sơ gốc và GPLX thì không được phép xin cấp lại hay đổi mà người lái xe cần tiến hành thi sát hạch để được cấp lại GPLX từ đầu.

Khuôn viên thực hành học lái xe của một Trung tâm dạy lái xe Quận 3, TPHCM

Thủ tục đổi giấy phép lái xe khi mất hồ sơ gốc

Trường hợp mất hồ sơ gốc nhưng còn Giấy phép lái xe (bằng lái)

Theo thủ tục đổi Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp được quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì hồ sơ xin đổi Giấy phép lái xe gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
  • Bản sao Giấy phép lái xe;
  • Giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Như vậy, theo hồ sơ trên thì người xin cấp lại bằng lái xe không cần có hồ sơ gốc. Người lái xe chỉ cần xuất trình được bản gốc hoặc bản sao Giấy phép lái xe (và bản chính mang đến để đối chiếu).

Trường hợp mất hồ sơ gốc nhưng còn Giấy phép lái xe (bằng lái), người lái xe vẫn làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe như thông thường.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người dân, hiện nay, người có Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Lưu ý: Việc đổi Giấy phép lái xe chỉ áp dụng đối với Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng. Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng không thuộc trường hợp được đổi.

Trường hợp mất hồ sơ gốc và mất luôn Giấy phép lái xe (bằng lái)

Trường hợp mất Giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, người lái xe không có cơ sở để xin đổi mà phải xin cấp lại Giấy phép lái xe.

Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe cần những giấy tờ sau (Điều 36 Thông tư 12):

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
  • Bản sao giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Như vậy, để xin cấp lại Giấy phép lái xe, cần có hồ sơ gốc. Nếu mất cả 02 loại giấy tờ này thì không được phép xin cấp lại hay đổi Giấy phép lái xe mà người lái xe cần tiến hành thi sát hạch để được cấp lại Giấy phép lái xe từ đầu.

Check Also

Các lỗi trừ điểm thi lái xe B2 thường gặp là gì?

Nếu như bạn đang học bằng lái B2 hoặc sắp thi bằng B2 thì sau đây là các lỗi trừ điểm thi lái xe B2 thường gặp bạn không nên bỏ qua.

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)