Trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 Hoàng Gia TPHCM

Giới thiệu trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Hoàng Gia Quận 3, TPHCM – Chương trình đào tạo, học phí, thủ tục đăng ký, thông tin liên hệ địa chỉ, số điện thoại.

Giới thiệu

Trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 Hoàng Gia có tên gọi đầy đủ là Trung Tâm Đào Tạo và Sát Hạch Lái Xe Hoàng Gia là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Đào Tạo và Sát Hạch thi lấy GPLX hạng B1 (Số tự động) hạng B2 (Số sàn) và hạng C tại Việt Nam.

Trung tâm dạy lái xe Hoàng Gia tập trung đầu tư mạnh về phương tiện và thiết bị cảm ứng nhằm phục vụ tốt hơn nữa trong công tác đào tạo, trung tâm Hoàng Gia cũng liên kết với rất nhiều đơn vị đào tạo nhằm mở rộng quy mô sát hạch.

Với đội ngũ nhân viên và giáo viên chuyên nghiệp, dạy nhiệt tình, thực hành nhuần nhuyễn và chăm sóc kỹ lưỡng, giúp học viên sau khóa học có được kỹ năng lái xe chuẩn mực, nắm được các kiến thức cơ bản về xe, luật khi tham gia giao thông.

Tỷ lệ học viên học, đỗ sát hạch và được cấp GPLX tại Trung tâm là trên 90%. Số học viên chưa đạt sẽ đăng ký và được thi lại vào khoảng 2 đến 3 tuần sau đó.

Trung Tâm Hoàng Gia mang đến cho học viên những yếu tố sau:

  • Kỹ năng lái xe và tinh thần đạo đức tốt nhất.
  • Thời gian học tập linh động nhất.
  • Thông thạo Luật Giao thông đường bộ và có ý thức chấp hành tốt

Chương trình đào tạo và học phí

Học lái xe ô tô hạng B1

 

Chương trình đào tạo học lái xe ô tô B1 Học phí

 

A. HỌC THỰC HÀNH: 

  • Số giờ học lái: 24 tiếng 
  • Loại xe học lái: Vios 2018 – 2022 (Học viên đăng ký học xe nào thì được thi xe đó.)
  • Học viên chọn giờ trên cơ sở giờ trống (bắt đầu từ 6h30 và kết thúc 18h15). (Nên đăng ký sớm để có nhiều giờ lựa chọn)
  • Mỗi lần thực hành là 2 tiếng, sau mỗi 15 phút sẽ có một đợt tập xe. (VD: từ 6h30 đến 8h30; 6h45 đến 8h45; 7h00 đến 9h00…)
  • Mỗi HV thực tập trên 1 xe riêng biệt, có giáo viên đi kèm.
  • HV đăng ký giờ học tại VP (nghỉ học báo trước 24h (1 ngày) để được học bù vào ngày khác).
  • HV được sử dụng miễn phí máy vi tính trong suốt thời gian học & thi.
  • Lịch học thực hành 2,4,6 hoặc 3,5
  • Học viên có thể đổi giờ đường trường thành cảm ứng trên sân Sát hạch: (6 tiếng Đường trường = 4 tiếng Cảm ứng)

B. HỌC LÝ THUYẾT: (Pháp Luật giao thông đường bộ VN, Mô phỏng tình huống Giao thông)

  • Học viên được cung cấp miễn phí tài liệu câu hỏi khảo sát lái xe và đĩa chương trình sát hạch lái xe trên máy tính.
  • Ðăng ký học khoảng trong 1 tháng. Phòng học máy lạnh
  • Giáo viên hướng dẫn tận tình, dễ hiểu, tỷ lệ đậu cao 99%.
  • 22.800.000 VNĐ (Học phí đóng 2 lần)
  • Học cuối tuần T7, CN phụ thu 2.500.000đ cho cả Khóa học
  • Ngoài học phí trên, HV không phải đóng thêm bất cứ khoản phí nào (trừ nhu cầu học thêm…)

Học lái xe ô tô hạng B2

 

Chương trình đào tạo học lái xe ô tô B1 Học phí

 

A. HỌC THỰC HÀNH: 

  • Số giờ học lái: 40 tiếng 
  • Loại xe học lái: Vios 2019 – 2022 (Học viên đăng ký học xe nào thì được thi xe đó.)
  • Học viên chọn giờ trên cơ sở giờ trống (bắt đầu từ 6h30 và kết thúc 18h15). (Nên đăng ký sớm để có nhiều giờ lựa chọn)
  • Mỗi lần thực hành là 2 tiếng, sau mỗi 15 phút sẽ có một đợt tập xe. (VD: từ 6h30 đến 8h30; 6h45 đến 8h45; 7h00 đến 9h00…)
  • Mỗi HV thực tập trên 1 xe riêng biệt, có giáo viên đi kèm.
  • HV đăng ký giờ học tại VP (nghỉ học báo trước 24h (1 ngày) để được học bù vào ngày khác).
  • HV được sử dụng miễn phí máy vi tính trong suốt thời gian học & thi.
  • Lịch học thực hành 2,4,6 hoặc 3,5
  • Học viên có thể đổi giờ đường trường thành cảm ứng trên sân Sát hạch: (6 tiếng Đường trường = 4 tiếng Cảm ứng)

B. HỌC LÝ THUYẾT: (Pháp Luật giao thông đường bộ VN, Mô phỏng tình huống Giao thông)

  • Học viên được cung cấp miễn phí tài liệu câu hỏi khảo sát lái xe và đĩa chương trình sát hạch lái xe trên máy tính.
  • Ðăng ký học khoảng trong 1 tháng. Phòng học máy lạnh
  • Giáo viên hướng dẫn tận tình, dễ hiểu, tỷ lệ đậu cao 99%.
  • 26.800.000 VNĐ (Học phí đóng 2 lần)
  • Học cuối tuần T7, CN phụ thu 3.500.000đ cho cả Khóa học
  • Ngoài học phí trên, HV không phải đóng thêm bất cứ khoản phí nào (trừ nhu cầu học thêm…)

Hình ảnh

Khuôn viên Trung Tâm Đào Tạo và Sát Hạch Lái Xe Hoàng Gia
Sân thực hành Trung Tâm Đào Tạo và Sát Hạch Lái Xe Hoàng Gia
Sân học thực hành Trung tâm dạy lái xe Hoàng Gia
Sân học thực hành Trung tâm dạy lái xe Hoàng Gia thoáng mát nhiều cây xanh
Phòng học lý thuyết Trung tâm dạy lái xe Hoàng Gia
Hình ảnh học lái tại trung tâm dạy lái xe Hoàng Gia
Cổng Trung Tâm Đào Tạo và Sát Hạch Lái Xe Hoàng Gia

Địa chỉ

  • 37-39 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Q.3, TP.HCM

>> Xem ngay: Top 100 trung tâm dạy lái xe B1, B2 tại TPHCM

Bản đồ

Số điện thoại

  • (028) 3830 5555 – (028) 3830 6666
  • 0903 997 999 – 0903 998 999 – 0969 39 39 39

Hỏi đáp

Thi cấp bằng lái – tốc độ tối đa là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô, máy kéo, xe mô tô:

  • Trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;
  • Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50km/h.

Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn:

  • Trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 90 km/h;
  • Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 80 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:

  • Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 80 km/h;
  • Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 70 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:

  • Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 70 km/h;
  • Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 60 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:

  • Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;
  • Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50 km/h.
  • Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.
  • Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h; trường hợp vượt quá 120 km/h do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm 10+ câu trả lời từ các thầy dạy lái xe khác cho câu hỏi: Thi cấp bằng lái – tốc độ tối đa là bao nhiêu?

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe?

Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
  • Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.

Xem thêm 10+ câu trả lời từ các thầy dạy lái xe khác cho câu hỏi: Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe?

Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
  • Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu còn);
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
    Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bạn mang theo giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.

Đổi bằng từ B1 lên B2 có cần thi lại?

Khi đổi, nâng hạng bằng lái xe từ B1 lên B2 thì cần phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • 10 ảnh 3×4 nền xanh
  • 01 mẫu giấy khám sức khỏe tiêu chuẩn lái xe ô tô B2 (cơ sở y tế quận/huyện trở lên).
  • 01 mẫu đơn xin sát hạch lái xe (trung tâm đào tạo lái xe cung cấp).
  • Bằng lái B1 photo công chứng.

Xem thêm 10+ câu trả lời từ các thầy dạy lái xe khác cho câu hỏi: Đổi bằng từ B1 lên B2 có cần thi lại?

Thủ tục đổi bằng ôtô từ C xuống B1?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
  • Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.

Bước 3: Nộp lệ phí

  • Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Xem thêm 10+ câu trả lời từ các thầy dạy lái xe khác cho câu hỏi: Thủ tục đổi bằng ôtô từ C xuống B1?

Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe được không?

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà khi mất hồ sơ gốc có thể làm lại được bằng lái xe, cụ thể như sau:

  • Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX mô tô hai bánh nhưng còn GPLX thì được tái lập hồ sơ, cấp lại bằng lái; trường hợp mất cả GPLX thì bạn phải thi lại lý thuyết và thực hành.
  • Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ô tô, nếu GPLX còn hạn sử dụng và có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý thì được lập lại hồ sơ GPLX. Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì phải thi lại lý thuyết và thực hành để được lập lại hồ sơ và cấp GPLX mới.
  • Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ôtô, GPLX hết hạn sử dụng và bị mất, nếu cơ quan quản lý GPLX không phát hiện GPLX đó bị cơ quan chức năng thu giữ, thì sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo qui định sẽ được dự thi lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.
  • Còn trường hợp mất cả hồ sơ gốc và GPLX thì bạn không được phép xin cấp lại hay đổi mà người lái xe cần tiến hành thi sát hạch để được cấp lại GPLX từ đầu.

Xem thêm 10+ câu trả lời từ các thầy dạy lái xe khác cho câu hỏi: Mất hồ sơ gốc có làm lại bằng lái xe được không?

TRUNG TÂM DẠY LÁI XE KHÁC TẠI TPHCM

Check Also

Trung tâm dạy lái xe ô tô B1, B2 Tây Đô, Cần Thơ

Giới thiệu trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Tây Đô, Cần Thơ - Chương trình đào tạo, học phí, thủ tục đăng ký, thông tin liên hệ địa chỉ, số điện thoại 

Gọi hoặc Chat để nhận lịch khai giảng Tháng /

  • Gửi lịch học cập nhật mới nhất tại TP. HCM chi tiết từng quận, huyện
  • Chọn lịch học linh động, tối ưu và phù hợp với thời gian, địa điểm của từng học viên
  • Tư vấn thời gian thuê xe tập lái tối ưu để tiết kiệm chi phí học
  • Báo giá chi tiết từ lúc học, thi đến lúc nhận bằng, chi phí trọn gói không phát sinh
  • Đảm bảo học thực hành lái xe 1 kèm 1 (1 giáo viên kèm 1 học viên)